Cây xanh
Cho cuộc sống hiện đại
Giải pháp tăng cường sinh khí cho không gian làm việc của bạn

Cây xanh

0989 137 269

 TIN TỨC

Tê Giác Trắng Đực Cuối Cùng: Câu Chuyện Đằng Sau Sự Tuyệt Chủng
15 Tháng Hai 2024 :: 5:23 CH :: 101 Views :: 0 Comments :: Blog

Trên một thế giới mà những loài động vật quý hiếm đang dần biến mất, huyền thoại về tê giác trắng đực cuối cùng là một câu chuyện gợi nhớ sự kinh hoàng về vấn nạn tuyệt chủng.
[MỤC LỤC]

Tê giác trắng đực cuối cùng 

Bước vào cuộc đời đầy thách thức của tê giác trắng đực, chúng ta nhìn thấy một hình ảnh đầy bi kịch của loài động vật với số lượng giảm sút, sự ra đi tới cá thể cuối cùng. Hãy cùng nhau khám phá hành trình cuối cùng của chú tê giác trắng đực, một hành trình đầy kỷ niệm và ý nghĩa, nhưng cũng đầy nước mắt và tiếc nuối.

1. Thông tin về Tê giác trắng đực cuối cùng 

Tê giác trắng đực cuối cùng - Sudan - được sinh ra vào năm 1973 tại đất nước cùng tên. Sau đó, Sudan đã được chuyển đến công viên quốc gia Ol Pejeta ở Kenya, nơi trở thành biểu tượng của sự nỗ lực bảo tồn tê giác trắng. Trải qua hàng thập kỷ sống trong môi trường tự nhiên, Sudan đã trở thành biểu tượng của sức mạnh và vẻ đẹp tự nhiên. Tuy nhiên, cuộc đời của Sudan cũng là một câu chuyện về sự kiên nhẫn và sự chịu đựng trước những thách thức của việc sống trong môi trường ngày càng suy thoái.

Tê giác trắng đực cuối cùng
Tê giác trắng đực Sudan 

Cái chết của Sudan diễn ra vào tháng 3 năm 2018, khi những người chăm sóc con tê giác trắng đực cuối cùng cho biết Sudan đã qua đời sau nhiều tháng ốm nặng. Cụ thể, thông báo từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya cho biết con tê giác 45 tuổi bị tiêu hủy sau khi tình trạng của nó xấu đi trông thấy, khiến con vật không thể đứng dậy nữa. Các cơ bắp và xương của Sudan bị thoái hóa và da nó có nhiều vết thương rộng.

Tê giác trắng đực cuối cùng -Tê giác Sudan rất nổi tiếng, từng thu hút hàng nghìn khách tham quan ghé thăm khu bảo tồn mỗi năm. Năm 2017, Sudan trở thành biểu tượng mang tên "gã độc thân quyến rũ nhất thế giới" trên ứng dụng hẹn hò Tinder trong một chiến dịch gây quỹ.   

Dù sinh ra ở đất nước cùng tên nhưng Sudan sau đó được đưa tới một vườn thú thuộc Cộng hòa Séc rồi chuyển đến Kenya năm 2009. Các nhân viên chăm sóc cho biết Sudan rất hiền hòa. Mặc dù đã ra đi, nhưng di sản của chú tê giác trắng cuối cùng vẫn sống sót qua những nỗ lực bảo tồn và những câu chuyện về Sudan sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ tương lai. Sudan là biểu tượng của sự kiên nhẫn, sức mạnh và quyết tâm trong cuộc chiến chống lại sự tuyệt chủng và mất môi trường sống tự nhiên. 
>> Tham khảo: Những câu nói hay về cuộc sống

Tê giác trắng đực cuối cùng
Chú Tê giác Sudan rất hiền hòa

2. Có còn cơ hội cho loài tê giác trắng?

Có thể nói, sau cái chết của Tê giác trắng đực cuối cùng -Sudan, cánh cửa để ngăn tê giác trắng Bắc Phi đi từ tuyệt chủng về mặt chức năng đến tuyệt chủng hoàn toàn đang đóng lại nhanh chóng. Nếu mọi thứ chỉ trông chờ vào tự nhiên thì 2 cá thể tê giác cái còn lại (Najin và Fatu) sẽ là những cá thể cuối cùng còn có thể sải bước gặm cỏ ở châu Phi. May mắn thay, Giới khoa học hiện đại vẫn còn cơ hội vào phút cuối để đưa tê giác trắng Bắc Phi trở lại từ con số không nhờ vào những đột phá về tế bào gốc.

TS. Thomas Hildebrandt, một chuyên gia về sinh sản động vật hoang dã đã nói rằng: “Năm 2012, không có hy vọng nào đối với tê giác trắng Bắc Phi” nhưng lấy cảm hứng từ một hội nghị liên ngành về sự sống giữa các vì sao, ông sử dụng tiền tài trợ để thành lập một nhóm quốc tế nhằm cứu loài động vật quý hiếm này. “Chúng tôi nhận ra rằng vẫn chưa phải là kết thúc. Đột nhiên, có một chân trời mới mở ra”.

Hildebrandt lãnh đạo “Bios Rescue” – sự hợp tác giữa Viện nghiên cứu động vật hoang dã và Vườn thú Leibniz, Vườn thú Dvůr Králové ở Cộng hòa Séc, phòng thí nghiệm Avante ở Ý và Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã Ol Pejeta ở Kenya. Hildebrandt tin rằng tăng hợp tác quốc tế là tương lai của bảo tồn, chia sẻ tài nguyên mà không kỳ vọng được đền đáp.

Chi phí đầu tư vào các hoạt động bảo vệ, nghiên cứu về tê giác là không nhỏ. Ol Pejeta đã áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt chống lại mối đe dọa săn trộm thường xuyên: hàng rào điện, kiểm lâm được trang bị vũ trang, camera cảm biến chuyển động, và máy bay giám sát thường xuyên.

Tê giác trắng đực cuối cùng
Loại tê giác trắng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Vào năm 2014, các nhà khoa học phát hiện Fatu không thể thụ thai tự nhiên và mới đây Najin có một khối u lớn ở bụng bên cạnh buồng trứng trái, có khả năng cản trở quá trình thu hoạch trứng. Hai chân sau của Najin có dấu hiệu suy yếu và các bác sĩ thú y cho rằng quá trình mang thai kéo dài 16 tháng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng đến mức suy nhược cho nó.

Đến tháng 12/2020, BioRescue đã thu hoạch 14 tế bào trứng của Fatu bằng cách sử dụng một đầu dò bằng sóng siêu âm. Sự thật là tinh trùng có thể đông lạnh được còn trứng chưa thụ tinh thì không. Vì vậy, trứng của Fatu cần lập tức gửi qua một chuyến bay nhân đạo từ Nairobi quá cảnh tới Frankfurt rồi Milan, sau đó được đưa đến phòng thí nghiệm Avantea ở Cremona.

Khi tới Ý, trứng của Fatu đã trưởng thành và kết hợp với tinh trùng đông lạnh từ cá thể đực Suni sinh năm 1980 đã chết vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 2014. Do được thu thập khi cá thể tê giác đực trẻ, tinh trùng của Suni được coi là khỏe mạnh hơn của Sudan. Kết quả là 8 quả trứng của Fatu được thụ tinh, 2 quả được coi là có thể sống được và được đông lạnh, nâng tổng phôi đông lạnh lên con số 5.

Tiếp đó, giới khoa học lên kế hoạch cấy phôi của Suni và Fatu vào một cá thể tê giác trắng Nam Phi- loài này tương tự đã phân tách từ tê giác trắng Bắc Phi khoảng một triệu năm trước. Owuan, cá thể tê giác trắng Nam Phi được triệt sản và di chuyển đến khu bảo tồn vào đầu tháng 12/2020. Điều này nhằm giúp chỉ ra thời điểm cá thể cái động dục, để tăng tối đa cơ hội cho phôi.

May mắn thay, phôi đông lạnh không phải là con đường duy nhất. Công trình nghiên cứu với chuột của nhà khoa học đoạt giải Nobel Shinya Yamanka chứng minh rằng tế bào da có thể được biến nạp với tế bào gốc để tạo ra giao tử hay như quan niệm người ta nghĩ về nó: tê giác trong ống nghiệm.

Theo Hildebrandt, đã có đủ mẫu tế bào da tồn tại để tạo ra đa dạng di truyền cần thiết cho một quần thể khỏe mạnh trong tương lai. Trong vòng 20 – 30 năm, quần thể sẽ tăng lên trong các khu bảo tồn. Có lẽ một ngày nào đó, khi Fatu và các nhà khoa học ban đầu không còn nữa. Lúc này tê giác trắng Bắc Phi sẽ quay trở lại Uganda – quốc gia khả thi nhất trong vùng phân bổ ban đầu của loài tê giác.

Các mẫu phôi này hiện đang được bảo quản trong bể chứa nitơ lỏng ở nhiệt độ -196C, có máy phát điện dự phòng để dự phòng an toàn. Về mặt lý thuyết, các phôi có thể tiếp tục tồn tại trong hàng nghìn năm, chờ khoa học phát triển kịp.

3. Lời kết

Như vậy, sự ra đi của Sudan không chỉ là biểu tượng của sự đe dọa tuyệt chủng mà còn là một cảnh báo rõ ràng về nguy cơ mất môi trường sống và tàn phá môi trường tự nhiên. Hy vọng được đặt vào việc tiếp tục nỗ lực bảo tồn và tăng cường sự nhận thức về tình trạng của loài tê giác trắng, để một ngày nào đó, chúng ta có thể thấy lại những hình ảnh của những con tê giác trắng tự do chạy rong trên đồng bằng châu Phi.

Hãy cùng nhau hành động để giữ gìn và bảo vệ di sản quý báu này cho các thế hệ tương lai.

 
Comments
Hiện tại không có lời bình nào!
  Đăng lời bình

Trong phần này bạn có thể đăng lời bình





Gửi lời bình   Huỷ Bỏ

 Tin tức
Chọn cây phong thuỷ để bàn phù hợp nghề nghiệp

Thiết kế nội thất theo phong thủy văn phòng và việc chọn cây phong thuỷ để bàn phù hợp nghề nghiệp là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết tư vấn lựa chọn cây phong thuỷ để bàn phù hợp nghề nghiệp để nghề nào phát nghề đó.

Tổng hợp các loại cây phong thủy trồng trong nhà giúp sớm thoát nghèo

Tổng hợp các loại cây phong thủy trồng trong nhà giúp sớm thoát nghèo là điều mà khá nhiều người quan tâm, chúng không chỉ giúp ngôi nhà thêm phần đẹp xinh mà còn góp phần mang lại tài lộc, vận may, sức khỏe cho cả gia đình. 

Cây phong thủy để bàn vừa dễ trồng vừa hợp phong thủy

Hai loại cây phong thủy để bàn vừa dễ trồng vừa hợp phong thủy và đang rất "hot" dưới đây sẽ góp phần mang lại may mắn, “hút tài lộc” đến với không gian sống và bàn làm việc của bạn.

Vị trí đặt cây phong thủy để bàn giúp đem tài lộc cho gia chủ

Vị trí đặt cây phong thủy để bàn giúp đem tài lộc cho gia chủ ra sao là điều mà rất nhiều người quan tâm. Vậy thì hãy để dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn về vị trí đặt cây phong thủy để bàn giúp đem tài lộc cho gia chủ nhé. 

Cây cọ để bàn làm việc - Cây cọ trong phong thủy có ý nghĩa gì?

Cây cọ để bàn làm việc - Cây cọ trong phong thủy có ý nghĩa gì là một câu hỏi của khá nhiều người. Bởi hiện nay, không ít người ta sử dụng cây cọ để bàn làm việc - Cây cọ trong phong thủy có ý nghĩa gì?

 GoogleTranslate
 Survey
1. Câu trường sinh mệnh gì


2. Cây Ngũ Gia Bì mệnh gì hợp


SINH THÁI KINH BẮC
Địa chỉ: Số 134 Mai Anh Tuấn
Đống Đa - Hà Nội
Email: 
info@sinhthaikinhbac.com
Phone: 
0989 137 269
Chính sách bảo mật thông tin Chính sách vận chuyển Chính sách đổi trả Chính sách bảo hành

SINH THÁI KINH BẮC
Địa chỉ: Số 134 Mai Anh Tuấn
Đống Đa - Hà Nội
Email: 
info@sinhthaikinhbac.com
Phone: 
0989 137 269

20 Tháng Năm 2024       Đăng Nhập 
Copyright by Kinh Bac Ecological | Thỏa Thuận Dịch Vụ | Bảo Vệ Thông Tin